Thái độ trung lập của Mỹ ở biển Đông

Không ít người vẫn ngạc nhiên khi nghe hóa ra Hoa Kỳ không đứng về nước nào trong đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, gồm cả vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi hải chiến Hoàng Sa giữa quân Việt Nam Cộng Hòa và Trung Quốc xảy ra năm 1974, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nói rõ với đại diện Trung Quốc như vậy.

Quan hệ Mỹ- Việt được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây.

Có người bảo là do Kissinger cá nhân nói thế thôi.

Tiếp tục bằng chứng, quay về xa xưa hơn nữa, một báo cáo về Tranh chấp Biển Đông của phòng tình báo Bureau of Intelligence and Research thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tháng Chín năm 1971 nói rõ:

“The United States takes no position on the conflicting sovereignty claims. Further, the United States Government advises against any American geophysical and petroleum company activity in the disputed area. The Government also informed the companies that it will not be responsible for any apprehended vessels."

Một báo cáo về tranh chấp biển Đông.

Tạm dịch: Hoa Kỳ không có lập trường về các đòi hỏi chủ quyền mâu thuẫn nhau. Ngoài ra, chính phủ Mỹ khuyến cáo các công ty dầu khí và địa vật lý Mỹ không nên có hoạt động ở vùng tranh chấp. Chính phủ cũng thông báo cho các công ty rằng chinh phủ sẽ không chịu trách nhiệm cho các tàu bị bắt giữ.”
Toàn văn báo cáo có thể đọc ở đường dẫn trong phần Comment bên dưới.

Tháng Giêng 2016, người phát ngôn Lầu Năm Góc khi đó, Jeff Davis, nhắc lại:

“Hoa Kỳ không có lập trường về các đòi hỏi chủ quyền đối chọi nhau giữa các bên về những thực thể địa lý hình thành tự nhiên ở Biển Nam Trung Hoa.”

“Chúng tôi có lập trường mạnh mẽ về bảo vệ quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp vùng biển và không phận bảo đảm cho toàn bộ mọi quốc gia. Mọi đòi hỏi biển đảo phải tuân thủ luật quốc tế.”

BBC News.

Comment

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top