Vào mùa cấy ruộng bậc thang ở Nam Trà My

Khoảng giữa tháng 4, khi bà con ở các thôn nóc vùng núi cao Nam Trà My vừa gieo xong lúa rẫy cũng là lúc thời tiết ở đây có mưa dông. Đây cũng là thời điểm các chân ruộng bậc thang nằm chênh vênh trên các sườn núi được tích nước và bắt đầu được trồng cấy.

Theo anh Hồ Văn Dương - cán bộ văn hóa xã Trà Nam, mấy năm gần đây anh thường xuyên tham gia cùng cán bộ nông nghiệp huyện và xã xuống các thôn nóc vận động bà con không phát thêm rẫy mới để bảo vệ rừng, cải tạo các rẫy cũ nằm gần nguồn nước thành ruộng bậc thang và khai hoang thêm đất ven các con suối để mở rộng diện tích trồng lúa nước. Khi nhận thấy lúa nước cho năng suất cao hơn lúa rẫy, bà con hưởng ứng làm ruộng bậc thang rất nhiều.

"Hiện nay, nhà nào ở Trà Nam cũng có ruộng bậc thang làm lúa nước. Nhà ít thì 1 ang giống, nhà nhiều cũng 6 - 7 ang giống" - anh Hồ Văn Dương nói.

Gieo mạ, cấy lúa nước giờ đây đã trở thành một việc quen thuộc đối với đồng bào Xê đăng, Ca dong ở Nam Trà My. Ảnh: B.A
Gieo mạ, cấy lúa nước giờ đây đã trở thành quen thuộc đối với đồng bào Xê Đăng, Ca Dong ở Nam Trà My. Ảnh: B.A

Do địa hình hiểm trở, ruộng bậc thang ở Nam Trà My bé hơn rất nhiều so với ruộng bậc thang tại các tỉnh miền núi phía Bắc hay một số khu vực ở huyện Tây Giang. Ở đây, hầu hết các vạt ruộng có diện tích không quá 10m2/vạt; thậm chí nhiều vạt chỉ rộng khoảng 1m2, nằm chen trong các hốc đá.

Ruộng bậc thang ở vùng cao Nam Trà My hầu hết có diện tích không quá 10m2/ thửa. Ảnh: B.A
Mỗi thửa ruộng bậc thang ở Nam Trà My hầu hết có diện tích không quá 10m2. Ảnh: B.A

Ông Hồ Văn Ran ở thôn 1, xã Trà Linh cho biết, nhà ông năm trước cấy 2 ang rưỡi giống. Năm nay cải tạo thêm một ít ruộng ở rẫy cũ, gieo 3 ang giống để cấy nhưng mạ vẫn còn thừa nên lúc này lại tiếp tục mở ruộng thêm.

Ông Hồ Văn Ran, thôn 1 xã Trà Linh, khai phá đất, mở rộng diện tích trồng lúa nước quanh các hốc đá bên cạnh ruộng lúa đã có.
Ông Hồ Văn Ran khai phá đất, mở rộng diện tích trồng lúa nước quanh các hốc đá.

Anh Hồ Văn Chiến - Bí thư Chi bộ thôn 1, xã Trà Linh cho biết, nhờ liên tục mở rộng diện tích ruộng bậc thang để trồng lúa nước, thay thế dần thói quen trồng lúa rẫy, đời sống bà con đã ổn định hơn trước rất nhiều. "Trừ các hộ người già neo đơn, bây giờ nhà nào cũng đủ gạo ăn quanh năm, không sợ đói nữa..." - anh Chiến nói.

Tại một số nóc ở Trà Nam, Trà Linh, ruộng bậc thang được mở vào đến tận làng, tiếp giáp với biểu tượng no ấm của bà con - kho thóc. Ảnh: B. A
Tại một số nóc ở Trà Nam, Trà Linh, ruộng bậc thang được mở vào đến tận làng, tiếp giáp với kho thóc - biểu tượng no ấm của bà con. Ảnh: B. A
Do thuận lợi về nguồn nước, ruộng bậc thang ở thôn Long Túc, xã Trà Nam năm nay được cấy sớm, nay đã lên xanh. Ảnh: B.A
Do thuận lợi về nguồn nước, ruộng bậc thang ở thôn Long Túc, xã Trà Nam năm nay được cấy sớm, nay đã lên xanh. Ảnh: B.A

BẢO ANH


Comment

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top