Nghiên cứu phương án xây dựng đảo nhân tạo chống sạt lở biển Cửa Đại

(QNO) - Đó là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và quản lý nước Hà Lan - bà Cora van Nieuwenhuizen tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà và lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam về giải pháp chống sạt lở bền vững bờ biển Cửa Đại diễn ra chiều tối nay 10.4 tại TP.Hội An.

(QNO) - Đó là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và quản lý nước Hà Lan - bà Cora van Nieuwenhuizen tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà và lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam về giải pháp chống sạt lở bền vững bờ biển Cửa Đại diễn ra chiều tối nay 10.4 tại TP.Hội An.

Giải pháp xây dựng đảo nhân tạo

Thông tin tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, tình trạng sạt lở diễn ra khá phức tạp và kéo dài tại bờ biển Hội An nhiều năm qua. Hiện đã có 5/8 resort dọc bờ biển trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sạt lở.

“Trước đây bãi biển thoai thoải dài ra phía ngoài 200m, nhưng vài năm qua đã bị sạt lở khá nghiêm trọng. Trước tình hình này Quảng Nam đã thực hiện các giải pháp cục bộ để ứng phó như kè chắn bằng bê tông trên đoạn bờ biển dài 7km, nhưng tất cả cũng chỉ tạm thời, bởi các giải pháp cứng không đạt được hiệu quả như mong đợi nên cần phải tính toán các phương án tổng thể lâu dài hơn” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói.

Đặc biệt, gần đây xuất hiện hiện tượng tương đối lạ khi một đảo cát nhỏ nổi lên tại vị trí cách bờ khoảng 1,4km, diện tích khoảng 2ha. Dù vậy, qua khảo sát toàn bộ khu vực này phát hiện diện tích khá rộng, ước gần 20 ha. “Tôi cho rằng các hiện tượng xói lở và bồi lấp này có mối quan hệ với nhau” - ông Thanh nhận định.

Việc xây đảo nhân tạo được các chuyên gia Hàn Lan ủng hộ
Việc xây đảo nhân tạo được các chuyên gia Hàn Lan ủng hộ. Ảnh: V.LỘC - Q.TUẤN

Cũng theo ông Thanh, thời gian qua giải pháp chính vẫn là kè bằng bê tông và túi vải địa, bên cạnh đó phía ngoài khu vực này cũng đã được làm các đê ngầm và mỏ hàng chắn sóng. Sắp tới sẽ tiếp tục làm hệ thống tương tự và kéo dài ra toàn bộ khu vực nhằm mục đích tạo bãi. Tuy nhiên, để hoàn thiện bãi phải cần tới 6 triệu khối cát bơm vào.

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và quản lý nước Hà Lan - bà Cora van Nieuwenhuizen cho rằng, ngoài hệ thống trên cần làm thêm đảo nhân tạo bên ngoài đê ngầm để vừa ngăn sóng, đồng thời phát triển thành điểm du lịch để tạo nguồn thu bảo trì bờ kè. “Một số nơi đã làm theo cách này rồi, kết quả khá khả quan”, bà Cora van Nieuwenhuizen chia sẻ.

Bộ TN-MT sẽ dành sự quan tâm đặc biệt

Theo ông Dingeman Van Woerden, chuyên gia tư vấn Công ty Royal IHC Hà Lan, việc xây dựng đảo nhân tạo là một ý tưởng hay nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là phục hồi bãi biển, khôi phục dòng chảy tự nhiên của cát, đặc biệt  là bảo vệ lâu dài bờ, nhưng điều này cần tốn rất nhiều kinh phí.

Việc kè bê tông bờ biển Cửa Đại chỉ mang tính tạm thời và không bền vững
Việc kè bê tông bờ biển Cửa Đại chỉ mang tính tạm thời và không bền vững.

“Hiện luồng cát đang di chuyển một cách tự do, vì nó đã bồi lắng phía ngoài thay vì bên trong. Do đó, vấn đề quan trọng là chúng ta phải bảo vệ bãi biển. Nếu không được bảo vệ thì phần bồi lắng sẽ bị mất đi, bồi lắng không đủ thì trong vài năm tới cát sẽ bị trôi ra bên ngoài, Nhưng để triển khai ý tưởng này thì cần rất nhiều kinh phí. Vì vậy, chúng ta cần hợp tác với các nhà thầu, viện nghiên cứu trong nước bởi họ có tri thức, kinh nghiệm về địa hình bản địa” - ông Dingeman Van Woerden đề xuất.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng, đây là khu vực bị tác động rất lớn, đặc biệt lại nằm gần khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và khu Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An nên việc tập trung ứng phó, giải quyết những vắn đề liên quan đến biển và sạt lở là rất quan trọng. Điều này không chỉ thu hút sự quan tâm của Chính phủ, Trung ương và địa phương Quảng Nam mà còn là vấn đề được các nhà khoa học trong nước chú ý. Xử lý vấn đề này trước hết phải tìm ra được nguyên nhân, động lực và giải pháp cho việc sạt lở. “Bộ TN-MT và các bộ, ngành liên quan sẽ dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề này, trong đó đánh giá nguyên nhân là hết sức quan trọng, kế đến là dòng chảy, bồi tụ cát, năng lượng, động lực của dòng chảy để làm cơ sở đưa ra những quyết định” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.    

Các Bộ trưởng, chuyên gia Hà Lan và lãnh đạo tỉnh tại buổi khảo sát sạt lở biển Hội An
Các bộ trưởng, chuyên gia Hà Lan và lãnh đạo tỉnh tại buổi khảo sát sạt lở biển Hội An. Ảnh: V.LỘC - Q.TUẤN

Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, việc lồng ghép giữa xây đảo nhân tạo bên ngoài kè chắn nhằm phát triển du lịch gắn với bảo vệ bờ biển là giải pháp rất táo bạo. Ông tin tưởng với những kinh nghiệm của chính phủ Hà Lan, nhất là các chuyên gia Hà Lan giải pháp trên sẽ được nghiên cứu kỹ càng. “Để xử lý vấn đề sạt lở bờ biển Cửa Đại chúng ta cần trả lời được mấy mục tiêu: thứ nhất là phải có cơ sở khoa học rõ ràng. Thứ hai là phải giải quyết bài toán xói lở, đồng thời đánh giá tác động toàn diện tác động đến khu bảo tồn, như khi bảo vệ được khu vực này thì khu vực khác thế nào… Tuy nhiên, nếu thành công đây sẽ là dự án tiêu biểu chống sạt lở không chỉ ở Hội An mà chiều dài bờ biển của Quảng Nam”   

Comment

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top