Nghiên cứu tổ hợp các loại thực vật làm rau ăn và lá uống ở Cù Lao Chàm

Sở Khoa học - công nghệ vừa nghiệm thu đề tài khoa học “Nghiên cứu tổ hợp các loại thực vật có thể sử dụng làm rau ăn và lá uống ở Cù Lao Chàm, Hội An thành các dạng bài thuốc có giá trị dinh dưỡng, phòng hỗ trợ điều trị một số bệnh và xây dựng quy trình khoanh nuôi, khai thác chúng một cách hiệu quả”.

Đề tài do TS. Nguyễn Nhân Đức chủ nhiệm, Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao khoa học - công nghệ và dịch vụ Hội An chủ trì.

Các nhà khoa học nghiên cứu về các loại rau rừng Cù Lao Chàm. Ảnh: HOÀNG LIÊN
Các nhà khoa học nghiên cứu rau rừng Cù Lao Chàm. Ảnh: HOÀNG LIÊN


TS. Nguyễn Nhân Đức và cộng sự đã nghiên cứu, xác định thành phần loài thực vật được sử dụng để làm rau ăn và lá uống ở Cù Lao Chàm; xây dựng công thức các loại rau rừng và lá uống ở Cù Lao Chàm thành các dạng bài thuốc có giá trị dinh dưỡng để phòng, hỗ trợ điều trị một số bệnh tiêu hóa, tim mạch, an thần. Điều tra trữ lượng và sự phân bố của các loại rau, lá uống được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung.

Khu vực nghiên cứu, bảo tồn các loài rau rừng Cù Lao Chàm. Ảnh: HOÀNG LIÊN
Khu vực nghiên cứu, bảo tồn các loài rau rừng Cù Lao Chàm. Ảnh: HOÀNG LIÊN


Nhóm nghiên cứu cũng xây dựng mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh cho một loại rau rừng và một loại lá uống. Xây dựng quy trình khoanh nuôi một số loại rau rừng và lá dùng để uống ở Cù Lao Chàm và nghiên cứu kỹ thuật khai thác bền vững một số loại rau rừng và lá uống ở Cù Lao Chàm (chủ yếu là 2 cây chủ lực sứng và lạc tiên)…

Nhóm đã xây dựng được 9 công thức rau ăn thành dạng bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, an thần; chọn ra được 9 loại cây để xây dựng bài thuốc gồm dung, riềng núi, dù dẻ trâu, dây thìa canh, dừa cạn, thành ngạnh, xấu hổ, vông nem, lạc tiên. Đề tài cũng tạo ra các sản phẩm trà túi lọc từ các loại lá uống ở Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm có 499 loài thực vật, thuộc 352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 342 loài có ích, hơn 60% tổng số loài có thể sử dụng vào mục đích khác nhau. 
 

HOÀNG LIÊN

Comment

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top