Bánh của mùng 5

Tháng 5 về, trong cái nóng oi bức của ngày hè, những người dân xứ Quảng vẫn háo hức chuẩn bị đón ngày Tết Đoan Ngọ. Ngoài các món như rượu nếp, trái cây, chè, xôi… thì những chiếc bánh tro dường như không thể thiếu trong ngày tết đặc biệt này.

Khác với ngoài Bắc, chiếc bánh tro được gói có hình trụ, bánh tro nơi miền đất đầy nắng và gió này gói giống hình chiếc bánh ú. Bánh có hình khối tam giác, nhỏ hơn bánh ú, thoạt trông không mấy đẹp và hấp dẫn nhưng nó là thứ bánh ý nghĩa và hương vị cũng thật tuyệt.


Bánh ú tro xứ Quảng

Như tên gọi của bánh, bánh cần nhất là tro. Nước tro ngâm nếp tốt nhất phải là thứ tro đốt từ thân cây mè. Bột tro để làm bánh nhất thiết phải có màu trắng và mịn, như vậy mới tạo được sắc cũng như vị cho chiếc bánh.

Cũng giống như bao thứ bánh mộc mạc, dân dã được làm từ hạt gạo, bánh tro được chế biến từ những hạt gạo nếp của tháng 3 vừa mẩy, vừa chắc. Chính vì vậy, chiếc bánh tro khi ăn vừa mềm, dẻo lại vừa giòn.
 


Mâm cúng mùng 5 của người Quảng ngoài trái cây(vải, chôm chôm..) thì không thể thiếu bánh ú tro. 


Bánh tro không được gói bằng lá chuối như hầu hết các loại bánh khác. Bánh gói bằng lá sậy có màu vàng nâu, muốn bánh có màu bớt đậm thì dùng lá non hơn. Bánh tro có đến năm góc nhọn, trông rất xinh. Cách làm bánh nghe có vẻ đơn giản nhưng để bánh đẹp và ngon, hấp dẫn người ăn lại đòi hỏi sự quen tay khéo léo của người làm bánh.

Bánh ú tro có thể ăn với đường

Trong vắt và có màu vàng óng như mật ong, chiếc bánh tro thực sự trông rất bắt mắt. Bánh ăn vị thanh nhạt., không ngọt cũng không mặn. Miếng bánh tro mềm mại của xứ Quảng cũng giống ngoài Bắc khi ăn với mật mía là đúng điệu nhất. Một chút mật thôi cũng đủ làm tăng thêm vị thơm ngọt, dịu mát của chiếc bánh. 


Vào mùa bánh ú tro ở Hội An.


Tết Đoan Ngọ đang đến rất gần, hòa chung trong không khí ngày tết của dân tộc, trên mâm cỗ cúng của mỗi người dân đất Quảng, hình ảnh chiếc bánh tro mồng năm luôn đẹp đẽ và ý nghĩa vô cùng.

Comment

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top